Bạn đang muốn tham khảo đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng kèm đáp án để ôn tập? Bạn muốn biết những thông tin có liên quan đến đề thi cuối kì Hoá 9 thành phố Đà Nẵng? Đọc ngay bài viết sau đây để biết đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng kèm đáp án và chúc bạn ôn tập thật tốt nhé.
- Công thức tổng quát của Ankadien: Tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng
- [Đúng Nhất] AgBr kết tủa màu gì? Có tan trong nước và axit không?
- [Chính Xác] K2SO4 có kết tủa không? K2SO4 kết tủa màu gì?
- AgF có kết tủa không? Tìm hiểu tính chất Bạc (I) Flouride
- [Chính Xác] AgCl kết tủa màu gì? Có tan trong nước không?
Ma trận đề thi học kì 1 Hóa 9
Dưới đây là ma trận đề thi học kì 1 Hoá 9 mà bạn có thể tham khảo để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn nhé:
Bạn đang xem: Tổng hợp 5+ đề thi học kì 1 Hóa 9 Đà Nẵng kèm đáp án
ND KT | Mức độ nhận thức | Cộng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Tính chất hóa học của bazơ | – Tính chất hóa học chung của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan trong nước.
– Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của bazơ. |
– Quan sát thí nghiệm rút ra được tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
|
– Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch bazơ tham gia phản ứng. | – Tính khối lượng hoặc thể tích các chất tham gia phản ứng. | |||||
Tính chất hóa học của muối | Biết được:
– Tính chất hóa học của muối – Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. – Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của muối. |
– Tiến hành được một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được tính chất hoá học của muối.
– Nhận biết được một số muối cụ thể. |
– Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
|
– Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
|
|||||
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
|
Biết được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối.
|
Viết được các PTHH minh họa mối quan hệ giữa các HCVC | Lập được sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
Nhận biết được một số hợp chất vô cơ cụ thể. |
Tính thành phần % về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí. | |||||
Kim loại | Biết được các tính chất vật lý, tính chất hóa học của kim loại | Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của kim loại theo sơ đồ chuyển hóa | Nhận biết được một số kim loại cụ thể
|
Tính nồng độ theo khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành sau phản ứng. |
Đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng số 1 kèm đáp án
Đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng
Dưới đây là đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng. Bạn cũng có thể tham khảo thêm đề thi vật lý 8 giữa học kì 1 để giải trí mỗi khi học hành quá mệt mỏi và căng thẳng.
Câu 1: (2.5 điểm)
Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau:
Zn → ZnO → ZnCl2→ Zn(NO3)2 → Zn(OH)2→ ZnSO4
Câu 2: (1.5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch dựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau: KCl, HNO3, BaCl2, KOH. Viết phương trình hóa học.
Câu 3: (0,75 điểm)
Thành phần chính của không khí là O2 và N2. Khi không khí có lẫn khí độc là Cl2 thì có thể cho lội qua dung dịch nào sau đây để loại bỏ chúng?
a) Dung dịch CuSO4
b) Dung dịch H2SO4
c) Nước
d) Dung dịch NaOH
Viết phương trình phản ứng
Câu 4: (1.5 điểm)
Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Au. Hãy cho biết kim loại nào có tác dụng với:
a. Dung dịch HCl
b. Dung dịch AgNO3
Viết phương trình phản ứng
Câu 5: (2.0 điểm)
Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ dung dịch MgSO4 2M
a. Tính khối lượng kết tủa thu được.
b. Tính thể tích dung dịch MgSO42M cần dùng
c. Tính nồng độ mol/lit dung dịch sau phản ứng.
(Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Câu 6: (0,75 điểm)
Đồng bạc là một hợp kim gồm Niken, kẽm và đồng. Khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3:4:13. Hỏi phải cần bao nhiêu kilogam mỗi loại để sản xuất ra được 100kg đồng bạch?
Câu 7: (1.0 điểm)
Từ các chất Na, Fe2O3, Al, H2O và dung dịch HCl. Viết các phương trình hóa học điều chế AlCl3, Fe(OH)3
(Cho biết:K = 39; H = 1; Mg = 24; O = 16; S = 32)
Đáp án đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng số 1
Dưới đây là đáp án đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng:
Câu 1.
Zn + 1/2O2 → ZnO
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnCl2 + 2AgNO3→ 2AgCl + Zn(NO3)2
Zn(NO3)2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaNO3
Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O
Câu 2: (1.5 điểm)
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự
Cho các mẫu thử trên vào quì tím, nếu mẫu thử nào chuyển màu xanh là KOH
Nếu mẫu thử nào không làm quì tím chuyển màu => KCl và BaCl2
Nếu mẫu thử nào làm quì tím chuyền màu đỏ => HNO3
Cho dung dịch H2SO4 vào 2 mẫu KCl và BaCl2 nếu dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng thì là BaCl2, còn lại KCl không hiện tượng
KOH + HCl → KCl + H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Câu 3: (0,75 điểm)
Cho lội qua dung dịch NaOH để loại bỏ khí độc Cl2 vì Cl2 có phản ứng với dung dịch NaOH còn O2 và N2không có phản ứng sẽ bay ra ngoài. Từ đó loại bro được khí Cl2
Cl2 + NaOH → NaCl NaClO + H2O
Câu 4: (1.5 điểm)
Viết phương trình phản ứng
a) 2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2
b) Al + 3AgNO3→ Al(NO3)3+ Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu 5: (2.0 điểm)
a. Phương trình hóa học
2KOH + MgSO4→ K2SO4 + Mg(OH)2
nKOH = 1.0,2 = 0,2 mol
nMg(OH)= 0,2.1/2 = 0,1 mol
b. mMg(OH)2= 0,1.58 = 5,8 gam
nMgSO4= 0,2.1/2 = 0,1 mol
VMgSO4 = 0,1/2= 0,05 lít
c. Dung dịch sau phản ứng chứa K2SO4
Theo phương trình phản ứng: nK2SO4 = nMgSO4 = 0,1 mol
Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể nên :
Vsau = VKOH + VMgSO4 = 0,2 + 0,05 = 0,25 lit
Nồng độ CM của dung dịch K2SO4: CM = n/V = 0,1/0,25 = 0,4M
Câu 6: (0,75 điểm)
Đồng bạc là một hợp kim gồm Niken, kẽm và đồng. Khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3: 4: 13. Hỏi phải cần bao nhiêu kilogam mỗi loại để sản xuất ra được 100kg đồng bạch?
Gọi khối lượng của niken , kẽm ,đồng lần luợt là x ,y ,z (kg)
Khối lượng các chất lần lượt tỉ lệ với 3, 4 và 13
⇒x/3=y/4=z/13
Khối lượng đồng bạch cần 150kg nghĩa là x+y+z = 150.
áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có :
x/3=y/4=z/13=x+y+z=3+4+13=150/20=7,5
x = 7,5 .3 = 22,5(kg)
y = 7,5 .4 = 30 (kg)
z =7,5.13 = 97,5 (kg)
Vậy khối lượng của niken, kẽm, đồng lần lượt là: 22,5kg; 30kg; 97,5kg
Câu 7: (1.0 điểm)
Điều chế AlCl3
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Điều chế Fe(OH)3
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Đề thi học kì 1 môn Hoá lớp 9 số 2 có đáp án
Xem thêm : Tổng hợp công thức hạ bậc lượng giác CHI TIẾT và ĐẦY ĐỦ nhất
Đề thi học kì 1 môn Hoá lớp 9 số 2
Câu 1: (3 điểm)
Em hãy nêu tính chất hóa học của nhôm (Al). Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 2: (2 điểm)
Cho các dung dịch không màu, mất nhãn đựng trong các lọ riêng biết sau: H2SO4; NaCl; BaCl2. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn trên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 3: (2 điểm)
Viết phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau đây:
Câu 4: (3 điểm)
Ngâm một lá kẽm (Zn) trong 100 gam dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng đồng tạo thành sau phản ứng.
c) Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoá lớp 9 số 2 có đáp án
Câu 1.
Tác dụng với oxi và một số phi kim.
4Al + 3O2→ 2Al2O3
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3đặc, nguội
- Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
Tính chất hóa học riêng của nhôm.
Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2↑
Phản ứng nhiệt nhôm
Fe2O3+ 2Al → 2Fe + Al2O3
Câu 2.
Sử dụng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm
Nhóm 1 làm quỳ tím hóa học chính là H2SO4
Nhóm 2 không làm đổi màu quỳ tím chính là: NaCl, BaCl2
Sử dụng hóa chất đã nhận biết được ở nhóm 1, để nhận biết nhóm 2
Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì chất ban đầu là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Mẫu ống nghiệm không xảy ra hiện tượng gì là NaCl
Câu 3.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Câu 4.
a) Phương trình phản ứng
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
b)mCuSO4 = (100.10%)/100% = 10 gam → nCuSO4= 0,0625 mol
→ nCu = nCuSO4 = 0,0625 mol →mCu= 4g
c) nZnSO4 = nZn = nCuSO4 = 0,0625 mol
→ mZnSO4= 10,06 gam
mZn = 4,06 gam
mdd = mZn + mCuSO4 − mCu = 100,06 gam
→C%ZnSO4 = 10,06/100,06.100% = 10,05%
Xem thêm: Đề thi hóa lớp 9 học kì 1
Đề thi học kì 1 Hoá 9 số 3 Đà Nẵng có bài giải
Đề thi học kì 1 Hoá 9 số 3 Đà Nẵng
Dưới đây là đề thi học kì 1 Hoá 9 số 3 Đà Nẵng:
Biết: Ba = 137, Na = 23, K = 39, Fe = 56, C = 12, H =1, O= 16, S = 32, Cl =35,5, Mg =24, Al =27; Zn = 65, Cu = 64
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây
Câu 1. Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất là:
A. Fe, CaO, HCl, BaCl2
B. Cu, BaO, NaOH, Na2CO3
C. Mg, CuO, HCl, NaCl
D. Zn, BaO, NaOH, Na2CO3
Câu 2. Phản ứng không tạo ra muối Fe(III):
A. Fe tác dụng với dd HCl
B. Fe2O3 tác dụng với dd HCl
C. Fe3O4 tác dụng với dd HCl
D. Fe(OH)3 tác dụng với dd H2SO4
Câu 3. Khí lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất là
A. K2SO4 và HCl.
B. K2SO4 và NaCl.
C. Na2SO4 và CuCl2
D. Na2SO3 và H2SO4
Câu 4. Dung dịch của chất X có pH >7 và khi tác dụng với dung dịch kali sunfat tạo ra chất không tan. Chất X là.
A. BaCl2 | B. NaOH | C. Ba(OH)2 | D. H2SO4. |
Câu 5. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2; CO2). Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:
A. HCl | B. Na2SO4 | C. NaCl | D. Ca(OH)2. |
Câu 6. Có những chất khí sau: CO2; H2; O2; SO2; CO. Khi nào làm đục nước vôi trong.
A. CO2 | B. CO2; CO; H2 | C. CO2; SO2 | D. CO2; CO; O2 |
Câu 7. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện:
A. chất không tan màu nâu đỏ
B. chất không tan màu trắng
C. chất tan không màu
D. chất không tan màu xanh lơ
Câu 8. Cho dãy các kim loại sau : Fe, W, Hg, Cu kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất:
A. W | B. Cu | C. Hg | D. Fe |
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:
Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)3
Câu 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4
b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong
Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.
Câu 4. Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ) thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X.
Bài giải đề thi học kì 1 Hoá 9 số 3 Đà Nẵng
Dưới đây là bài giải Đề thi học kì 1 Hoá 9 số 3 Đà Nẵng:
Xem thêm : AgF có kết tủa không? Tìm hiểu tính chất Bạc (I) Flouride
Phần 1. Trắc nghiệm
1 D | 2 A | 3 D | 4 C |
5 D | 6 C | 7 A | 8 C |
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3
2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
3) NaAlO2 + 2H2O → NaOH + Al(OH)3
4) 2Al(OH)3 + 3ZnSO4 → Al2(SO4)3 + 3Zn(OH)2
5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4
6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl
Câu 2.
a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4
Hiện tượng: đinh sắt tan dần, màu xanh của dung dịch đồng sunfat nhạt dần. Sau 1 thời gian lấy đinh sắt ra thì thấy 1 lớp kim loại màu đỏ gạch bám ngoài (đó chính là đồng).
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong
Hiện tượng: Khi sục khí CO2 vào nước vôi trong Ca(OH)2 xuất hiện kết tủa trắng CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
c) Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4
Hiện tượng: Khi cho từ từ dung dịch dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.
Trích mẫu thuốc thử và đánh số thứ tự
HCl | Na2SO4 | NaCl | Ba(OH)2 | |
Quỳ tím | Quỳ chuyển sang màu đỏ | Quỳ không chuyển màu | Quỳ không chuyển màu | Quỳ chuyển sang màu xanh |
Na2SO4 | Không phản ứng | – | – | Kết tủa trắng |
NaCl | Không phản ứng | – | – | Không phản ứng |
Dấu (-) đã nhận biết được
Phương trình phản ứng xảy ra:
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH
Câu 4.
a) Phương trình hóa học:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (2)
b) nH2= 0,35 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg
Theo đề bài ta có:
27x + 24y = 7,5 (3)
Dựa vào phương trình (1), (2) ta có: 3/2x + y = 0,35 (4)
Giải hệ phương trình ta được: x = 0,1; y = 0,2
mAl = 27.0,1 = 2,7 gam => %mAl = (2,7/7,5).100 = 36%
%mMg = 100% – 36% = 64 %
Đề kiểm tra học kì 1 Hoá 9 số 4 và lời giải
Đề kiểm tra học kì 1 Hoá 9 số 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 đ )
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1:
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. CaO,
B. BaO,
C. Na2O
D. SO3.
Câu 2:
Oxit lưỡng tính là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 3:
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CO2,
B. Na2O.
C. SO2,
D. P2O5
Câu 4:
Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3, CO2 .
B. K2O, P2O5, CaO.
C. BaO, SO3, P2O5.
D. CaO, BaO, Na2O.
Câu 5:
Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:
A. K2SO4
B. Ba(OH)2
C. NaCl
D. NaNO3
Câu 6.
Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Câu 7:
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:
A.Na2SO4 và Fe2(SO4)3
B Na2SO4 và K2SO4
C. Na2SO4và BaCl2
D. Na2CO3 và K3PO4
Câu 8:
Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:
A. Ag, Cu.
B. Au, Pt.
C . Au, Al.
D. Ag, Al.
Câu 9:
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là:
A. Đồng
B. Lưu huỳnh
C. Kẽm
D. Thuỷ ngân
Câu 10:
Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì:
A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3đặc nguội.
B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.
C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.
D. Chỉ có sắt bị nam châm hút.
Câu 11:
Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với
A. Dung dịch NaOH dư
B. Dung dịch H2SO4loãng
C. Dung dịch HCl dư
D. Dung dịch HNO3loãng .
Câu 12:
Nhôm phản ứng được với :
A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí
B. Khí clo, axit, oxit bazo, khí
C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm
D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat
II. PHÀN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1:( 2,5đ) Hoàn thành chuçi phản ứng hóa học sau?
Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: NaCl, Na2SO4, NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học.
Câu 3: (3đ)
Cho 30g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc)
a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b. Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Hoá 9 số 4 và lời giải
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 đ)
Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | B | B | D | B | C | A | B | C | C | A | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ)
Câu 1: Mổi phương trình đúng 0,5đ
(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2→ 3BaSO4 + 2FeCl3
Câu 2: Lấy mỗi chất một ít ra làm thí nghiệm, đánh số thưc tự.
Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím chuyển màu xanh là NaOH. 0,5 đ
Nhận biết 2 muối bằng cách cho tác dụng với BaCl2 dung dịch nào phản ứng xuất hiện chất không tan màu trắng là Na2SO4 , còn lại là NaCl. 0,5 đ
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl 0,5 đ
Câu 3: nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol 0,5 đ
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,5đ
Theo PT 1 mol : 1 mol
Theo đb 0,3 mol : 0,3 mol 0,5đ
mFe = 0,3.56 = 16,8 g 0,5đ
%Fe = 16,8×100 : 30 = 56 % 0,5đ
%Cu = 100 – 56 = 44% 0,5đ
Tổng kết đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng
Thông qua bài viết trên đây của trang web THCS Mạc Đĩnh Chi, chắc có lẽ bạn đọc đã có thể biết được đề thi học kì 1 Hoá 9 Đà Nẵng. Bên cạnh đó, bạn cảm thấy độ khó cũng như sự phân bố kiến thức của đề thi này như thế nào? Chúc bạn ôn tập tốt và đạt kết quả tốt trong kì thi lần này nhé.
Nguồn: https://thcsmacdinhchi.edu.vn
Danh mục: Chưa phân loại